Theo một bài viết trên VnEconomy đã nhận xét “Nhân lực CNTT VN: bao giờ hết THIẾU và YẾU?”. Bài viết cho rằng “THIẾU và YẾU. Đó là nhận định được nhiều đại diện, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin đưa ra tại Hội thảo về nhu cầu và kế hoạch tổng thể phát triển nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam.” Theo số liệu thống kê của Vinasa, hiện tổng nhân lực làm công nghệ thông tin của Việt Nam khoảng 250.000 người (trong đó có khoảng 50.000 người trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số). Tuy nhiên, số lượng trên vẫn còn quá ít, đặc biệt là nhân lực công nghệ cao.Thực tế hiện nay, chỉ có khoảng 10-15% sinh viên công nghệ thông tin ra trường đọc được tiếng Anh còn lại phải đạo tạo lại hoặc làm việc khác.
Bài viết trên còn cho biết: Doanh thu năm 2008 của ngành công nghệ thông tin, theo Bộ Thông tin và Truyền thông đạt hơn 4 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng khoảng 20% so với năm 2007, trong đó riêng lĩnh vực phần mềm đạt khoảng hơn 100% triệu USD, nội dung số khoảng 270 triệu USD, công nghiệp phần cứng hơn 700 triệu USD, điện tử viễn thông khoảng 3 tỷ USD. Nhưng theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần phần mềm Việt quốc tế (Vietsofware International), con số trên vẫn chưa thể hiện được đầy đủ so với tiềm năng hiện nhân lực hiện có, đó là nguồn nhân lực công nghệ rất lớn, vì hơn 60% dân số dưới 30 tuổi, tỷ lệ biết chữ cao, là lực lượng lao động dồi dào, trẻ, năng động, có trí tuệ và giá lao động rẻ.
Một trong những điểm yếu lớn của lao động theo ông Tùng là khả năng làm việc theo nhóm, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ để giao tiếp trực tiếp với đối tác nước ngoài thì còn rất hạn chế. Để giải quyết những khó khăn, hạn chế về nguồn nhân lực công nghệ thông tin hiện nay, nhất là kỹ năng chuyên nghiệp và khả năng ngoại ngữ để trở thành nguồn lao động quốc tế, theo PGS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển hỗ trợ cộng đồng (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) đó là bài toán không thể có lời giải trong một sớm một chiều, mà phải cần thời gian khá dài nữa mới khắc phục được.
Một số lý do bạn nên du học Mỹ ngành Khoa học máy tính:
Mức lương một số ngành phổ biến thuộc Khoa học máy tính tại Mỹ:
Theo báo cáo từ PayScale, mức lương của một nhân viên có bằng cử nhân Khoa học máy tính tại Mỹ như sau (USD/năm):
Ngành công nghệ thông tin (CNTT) lại khởi sắc khi sinh viên (SV) ra trường dễ tìm việc với mức lương cao. Cơ hội ở lại Mỹ làm việc với ngành học này hoàn toàn có thể với người có năng lực thực sự.“Đối với du học Mỹ, ngành CNTT vẫn là lựa chọn hàng đầu của các du học sinh” – đại diện Văn phòng Tuyển sinh Giáo dục Mỹ (AAE) cho biết như vậy về xu hướng chọn ngành trong du học bậc đại học (ĐH) Mỹ hiện nay. Đã có nhiều trường hợp du học sinh có năng lực tốt tìm được việc làm trong lĩnh vực CNTT tại Mỹ.
Đầu vào: Không có yêu cầu đặc biệt
Cũng theo đại diện AAE, yêu cầu đầu vào của các trường ĐH Mỹ đối với ngành CNTT cũng tương tự các ngành khác, không có gì đặc biệt hơn. Trình độ tiếng Anh cũng yêu cầu như các ngành khác, nghĩa là chỉ cần đạt TOEFL iBT khoảng 72... Tuy vậy, để học tốt ngành này, ông Stene Verhulst, Phó Phòng Tuyển sinh và Truyền thông Quốc tế của trường Emporia State University (Mỹ), cho biết: “Các bạn HS-SV cần giỏi Toán, tư duy logic cũng như giỏi các môn khoa học tự nhiên. Dĩ nhiên, khi tuyển chọn SV, các trường chỉ xem xét điểm trung bình học tập ở bậc phổ thông, không xem điểm cụ thể từng môn khoa học tự nhiên nhưng nếu điểm Toán càng cao thì càng có lợi cho người học.”
Top 20 chương trình khoa học máy tính ở Mỹ
Xếp hạng của US News cho thấy Top 20 chương trình khoa học máy tính ở Mỹ có các trường dẫn đầu là: Carnegie Mellon University (học phí trung bình 41.500 USD/năm), Massachusetts Institute of Technology (39.212 USD/năm), Standford University (38.700 USD/năm), University of California - Berkeley… Nếu không đủ điều kiện tài chính, người học có thể chọn các trường ĐH khác đã được kiểm định hoặc những trường ĐH có cấp học bổng cho SV quốc tế. Thông thường, điều kiện để nộp đơn xin học bổng ngành CNTT cũng tương tự các ngành Tài chính, Kinh tế, Kỹ thuật khác. Hiện nay, các trường cấp học bổng du học mỹ hỗ trợ học phí từ vài ngàn USD đến 100% học phí khá phổ biến. Do đó, tỉ lệ HS-SV lấy được học bổng có giá trị cao (50% - 100% học phí) cũng lên tới 30%, các suất học bổng thấp hơn thì lên tới khoảng 70%.
Ngành lập trình dễ có việc
Ngành Cử nhân khoa học máy tính xếp hàng đầu trong Top 20 ngành phổ biến được trả lương cao tại Mỹ, với mức lương khởi điểm 56.200 USD/năm. Một thống kê khác về mối quan hệ giữa nghề nghiệp và mức lương bình quân, chuyên gia hỗ trợ máy tính có mức lương 49.930 USD/năm, quản trị hệ thống mạng: 72.200 USD/năm, nhà khoa học máy tính: 103.150 USD/năm.
Khoa học máy tính được đánh giá là một nghề phát triển, triển vọng và có thể bất chấp những thay đổi của công nghệ. Một chuyên gia đào tạo từ Carnegie Mellon University nhận định ngành khoa học máy tính lại khởi sắc với hiện tượng SV ra trường dễ tìm được việc với mức lương cao, trong khi nền kinh tế còn trì trệ. Dù Mỹ có chính sách cho người tốt nghiệp ĐH ở lại làm việc trong thời gian quy định nhưng cơ hội nghề nghiệp tại Mỹ còn tùy thuộc năng lực của mỗi người.
Ông Stene Verhulst cho biết thêm thông thường những lĩnh vực có việc phổ biến là lập trình điện thoại, lập trình máy tính, lập trình trong công nghiệp, kinh doanh, y tế… Ông cũng lưu ý rằng SV theo học CNTT cần quan tâm đến một số lĩnh vực khác ngoài CNTT, ví dụ CNTT áp dụng trong kinh doanh, xây dựng, y tế… vì thực tế, lĩnh vực này sẽ có nhiều hình thức công việc khác nhau không chỉ thiên về kỹ thuật…
Du học sinh nói gì về ngành Khoa học máy tính khi du học Mỹ?
Đức Minh hiện là sinh viên ngành Khoa học máy tính tại trường Lansing Community College, tiểu bang Michigan. Cùng trò chuyện với nhân vật để khám phá trải nghiệm học tập ở ngôi trường có truyền thống giảng dạy từ 1957 đến nay nhé.
1. Lý do nào đã khiến bạn quyết định học chuyên ngành Khoa học máy tính và tại sao bạn lại chọn Mỹ làm điểm đến du học? Mình đã tiếp xúc với máy tính từ hồi 10 tuổi. Ngoài việc đến các trung tâm chuyên giảng dạy về ngành này khi còn ở Việt Nam, mình cũng giành phần lớn thời gian rảnh để làm việc và học tập trên máy tính, nên mình có thể nói rằng mình đã định hướng được ngành học của mình khá sớm. Thật ra Mỹ không phải là lựa chọn ban đầu của mình, nó chỉ là lựa chọn thứ 3. Mình đã cân nhắc tới Malaysia và Singapore. Tuy nhiên, mình đã quyết định đến Mỹ là do Mỹ là nước phát triển nhất trong danh sách 3 nước. Sau khi tham khảo về học phí, chi phí sinh hoạt giữa các trường thì mình cảm thấy rằng khi đến Mỹ sẽ có được cơ hội học tập được một nền văn hoá khác, thay vì nền văn hoá châu Á như ở Singapore hay Malaysia nhưng lại với chi phí gần như là tương đương nếu như theo học ở Singapore và cao hơn một chút so với các trường ở Malaysia.
2. Trong ngành Khoa học máy tính, bạn đã được học những môn gì và môn học nào mang lại nhiều cảm hứng nhất, tại sao? Ngành khoa học máy tính rất rộng và có yêu cầu khá cao, ví dụ như môn Toán là quan trọng nhất. Bạn cần phải hoàn thành hết các lớp Toán mới có thể đăng kí môn học cho ngành khoa học máy tính được. Các môn trong ngành này gồm có: Mobile Application Programming (tạm dịch Lập trình ứng dụng cho điện thoại), Logic Problems Analysis (Phân tích vấn đề), Software Testing (Thử phầ mềm), etc. Tuy nhiên mình đặc biệt rất hứng thú với môn Logic Problems Analysis bởi vì môn này mình có thể phát triển khả năng suy nghĩ và làm việc logic rất nhanh, nó sẽ tạo cho mình được một nền tảng để sau này mình có thể làm việc trong môi trường nhiều áp lực nhưng vẫn hoàn thành được công việc trong thời gian ngắn và cách làm logic nhất.
3. Ngoài ngành Khoa học máy tính, trường bạn còn có những ngành học uy tín nào khác nữa? Nursing (Y tá/Điều dưỡng) là ngành mà trường Lansing Community College khá nổi tiếng. Bởi vì nguồn nhân lực của ngành này đang thiếu ở Mỹ cho nên khá khó để có thể được vào học ngành này bởi vì rất nhiều sự cạnh tranh gay gắt.
4. Môi trường giáo dục và phương pháp học tập tại trường có giống như bạn đã hình dung trước đó? Trước khi sang Mỹ thì mình cũng đã cố tìm đọc các bài báo của những du học sinh để hình dung ra phương pháp học tập ở Mỹ để cho mình tìm cách thích nghi dễ hơn. Mặc dù vậy, mình vẫn có một chút bất ngờ về cách học tập ở Mỹ, mọi thứ diễn ra rất nhanh, đòi hỏi bạn phải phản ứng nhanh lại với tình huống mà mình gặp phải. Thời gian ở trường thì khá ít so với thời gian mình phải tự học và học nhóm.
5. Quy mô về cơ sở vật chất đã được nhà trường đầu tư như thế nào? Mình rất bất ngờ với cơ sở vật chất ở trường, các toà nhà rất to, phòng chiếu phim 3D cho các sinh viên theo học ngành truyền thông và phim ảnh. Lớp học khá rộng và được trang bị rất nhiều thiết bị khác nhau phục vụ cho mục đích giảng dạy, thư viện là nơi mà mình ấn tượng nhất, rất nhiều sách và trang thiết bị hỗ trợ cho sinh viên trong mục đích học tập cũng như giải trí.
Ngoài việc bố trí các phòng học nhóm, học đơn ra, trường còn có những phòng học Multimedia, trong những phòng này sẽ được trang bị hệ thống máy tính được kết nối trực tiếp với kho truyền thông của trường, máy scan, Ti-vi, sinh viên có để đọc sách tại chỗ hoặc mượn về nhà đọc, nếu bạn muốn cái gì đó gọn nhẹ hơn là phải vác một cuốn sách to đùng thì trường cũng có cung cấp máy đọc sách Kindle cho sinh viên. Với mục đích giải trí, sinh viên có thể chọn đọc các tạp chí trong thư viện, hoặc có thể đặt phòng chơi các máy game console như Xbox 360 hay Wii mà nhà trường cung cấp miễn phí cho sinh viên.
6. Bạn có thể tiết lộ một chút về vấn đề học phí và sinh hoạt phí cho chương trình Cử nhân Khoa học máy tính ở trường bạn? Đối với du học sinh thì học phí cho một kì học (4 tháng) tại Lansing community college là 3.550$, các bạn có thể chọn hình thức đóng toàn phần hoặc chia từng phần. Ngoài ra các bạn cũng phải mua bảo hiểm. Về chi phí sinh hoạt khi theo học ở Mỹ, nếu các bạn chọn ở căn hộ (apartment) thì mỗi tháng là 100%$ (miễn phí nước), có 2 phòng ngủ, 2 toilet và tầng hầm. Hầu hết các căn hộ nằm cạnh các công viên và nằm trên tuyến đường của xe bus nên sẽ rất tiện. Về chi phí ăn uống, nếu như bạn tự nấu cho mình thì chi phí khoảng $150 - $200/ tháng, còn nếu các bạn mua thức ăn ở ngoài thì khoảng từ $7-$9/ buổi. Phương tiện đi lại đối với du học sinh rẻ và tiện nhất là bus, vé xe bus thì là $1,25/ lượt, các bạn có thể xin vé chuyển tiếp nếu như các bạn phải bắt 2 chuyến bus mới đến được nhà, vé chuyển tiếp này chỉ có hiệu lực trong vòng 2 tiếng thôi nhé.
7. Nhà trường có những học bổng nào dành cho sinh viên không? Nhà trường có khoảng 7 chương trình học bổng khác nhau dành cho sinh viên các ngành khác nhau, bạn có thể truy cập website của trường để tham khảo thêm.
8. Trong quá trình theo học tại trường, bạn có được tham gia các hoạt động ngoại khóa thú vị không? International Students Club là câu lạc bộ tổ chức rất nhiều hoạt động cho sinh viên quốc tế như là potluck, chơi bowling, những hoạt động gây quỹ cho CLB như là dịp valentine này thì bọn mình gấp hoa giấy bán để gây quỹ. Ngoài ra trường có khoảng 46 CLB khác nữa.
9. Theo bạn có nhất thiết phải theo học ở Mỹ ngành Khoa học máy tính không, khi trên thực tế vẫn có rất nhiều quốc gia khác nổi trội về lĩnh vực này (chẳng hạn như Ấn độ)? Đúng là cũng có những nước khác nổi trội về lĩnh vực này, tuy nhiên Mỹ là nơi đi tiên phong về công nghệ, chất lượng giảng dạy rất hay, họ luôn tạo điều kiện để sinh viên có thể tiếp xúc, sử dụng các trang thiết bị. Cơ hội được đi thực tế cao, giúp sinh viên có được nhiều kinh nghiệm và dễ dàng áp dụng nó vào công việc sau này.
10. Cuối cùng, bạn có thể tiết lộ về kế hoạch học tập và làm việc trong tương lai? Tương lai gần thì mình sẽ cố gắng dành thêm thời gian để tham gia các hoạt động tình nguyện, và trở về thăm gia đình trong thời gian sớm nhất có thể. Kế hoạch xa hơn là sau khi hoàn thành bằng cử nhân mình sẽ chuyển tiếp đến một trường chuyên sâu về công nghệ để hoàn thành chương trình thạc sỹ.
Khóa học bao gồm các môn học liên quan đến ngành khoa học máy tính. Ở cấp độ đầu tiên, sinh viên sẽ được tham dự các bài giảng về:
Những môn học này là những môn học cơ bản cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức giúp sinh viên có thể thích ứng linh hoạt với các nghề nghiệp trong ngành khoa học máy tính. Ở cấp độ thứ hai, sinh viên và du học sinh sẽ được giảng dạy các môn học như: Con người - giao diện máy tính - Thuật toán - Mạng và hệ thống điều hành
Và ở cấp cuối cùng, các môn học được giảng dạy bao gồm:
Cấu trúc khóa học
Ngành khoa học về máy tính thường có các khóa học cho bậc đại học và sau đại học. Khóa học được xây dựng dựa trên rất nhiều các bài giảng thực tế. Tuy nhiên, việc trau dồi các kiến thức về lý thuyết cũng không kém phần quan trọng nên sinh viên luôn được yêu cầu kết hợp các kiến thức về lý thuyết và các bài tập thực tế như sau:
New World Education, đại hiện hơn 5,000 trường THPT, Cao đẳng, Đại học tại Mỹ, chúng tôi tin tưởng sẽ hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên thông tin cụ thể từng trường, khóa học, lộ trình du học và học phí phù hợp với sinh viên, tạo nhiều cơ hội để sinh viên có thể gặp đại diện tuyển sinh từ các trường.
Biên tập bởi: Bộ phận Marketing New World Education
Hỗ trợ cam kết từ New World Education:
HỌC BỔNG ANH - HỌC BỔNG ÚC - HỌC BỔNG MỸ - HỌC BỔNG SINGAPORE - HỌC BỔNG CANADA - HỌC BỔNG NEW ZEALAND ... |
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY DU HỌC NEW WORLD EDUCATION |
Địa chỉ: Tòa nhà SCB ( Ngân hàng TMCP Sài Gòn)
Lầu 2, 242 Đường Cống Quỳnh,Phường Phạm Ngũ Lão
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0839252917-0839256917 - Fax:0839252957
Hotline: 091 858 3012 - 094 490 4477
Email: info@newworldedu.vn
Website: https://www.newworldedu.vn/
Công ty New World Education là đại diện tuyển sinh của chúng tôi tại Việt Nam. Họ sẽ giúp đỡ và hỗ trợ bạn các thông tin, thủ tục cần thiết để nhập học vào...
Online: 255 | Tổng lượt truy cập: 33234215
Em biết công ty thông qua buổi Workshop du học. Trong quá trình làm hồ sơ ở trung tâm, thì các ANh chị hỗ trợ Em rất nhiều trong tất cả các vấn đề, thủ tục hồ...