Việc được phép làm thêm hay không thể hiện ngay trên thông tin Visa của bạn. Thời gian làm thêm đối với sinh viên quốc tế bậc Đại học tối đa 20 giờ/tuần, trong các kì nghỉ bạn được làm toàn bộ thời gian. Các công việc thường là bồi bàn, giao hàng, phụ bếp, làm tại cửa hàng, siêu thị. Thu nhập trung bình của các sinh viên Việt Nam tại New Zealand từ NZ$13 – NZ$16/giờ, mức thu nhập này phụ thuộc vào công việc và khả năng tiếng Anh của mỗi sinh viên. Ngoài ra, vị trí học tập là một yếu tố quyết định đến mức thu nhập của sinh viên.Chẳng hạn mức thu nhập tại Auckland sẽ cao hơn và gay gắt hơn,…
Những quy định làm thêm khi du học New Zealand
- Tất cả những sinh viên tham dự khóa học Tiếng Anh ở bất cứ trường Đại học hoặc tổ chức nào thuộc nhóm 1 ở New Zealand với chương trình học kéo dài ít nhất 14 tuần sẽ được phép làm thêm trong thời gian du học
- Các du học sinh tham gia các chương trình học có ít nhất 120 tín chỉ trở lên hoặc được phân phối qua ít nhất 2 học kì trong thời gian từ tháng 8 trở lên sẽ được phép làm việc toàn thời gian vào các kì nghỉ
- Dù bạn tham gia bất cứ chương trình đào tạo nào tại New Zealand (đại học, sau đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) đều được phép làm thêm
- Du học sinh được phép làm thêm tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian học và toàn thời gian trong các kì nghĩ. Riêng các khóa Sau đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ thì được phép làm thêm không giới hạn
- Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ở lại trong vòng 12 tháng để tìm việc làm. Khi đã có việc làm, sinh viên có thể xin Sở Di Trú cấp visa làm việc đến tối đa 3 năm. Rất nhiều cựu du học sinh Việt Nam đã tiếp tục gặt hái được thành công trong sự nghiệp sau khi tốt nghiệp từ New Zealand.
Sauk hi đã hoàn thành khóa học ở New Zealand và có thư mời làm việc liên quan đến bằng cấp học tập, bạn có thể nộp hồ sơ xin visa/giấy phép lao động theo chính sách Học để Làm việc (Graduate Work Experience Visa) . Loại visa/giấy phép này có thể có thời hạn dài tối đa là:
+ Hai năm để tích lũy được kinh nghiệm thực tế cho bằng cấp ở lĩnh vực đang theo đuổi;
+ Hoặc ba năm nếu các bạn làm việc để trở thành thành viên hay để đăng kí vào một hiệp hội nghề nghiệp của New Zealand, mà theo đó cần phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mà bạn đã có bằng cấp.
Điều kiện để có được visa/giấy phép lao động theo chính sách Học để Làm việc:
- Hoàn thành một khóa học ít nhất dài ba năm ở New Zealand hoặc một khóa học cho phép đạt điểm theo chính sách định cư loại Kĩ năng.
- Có bằng chứng thư mời làm việc liên quan đến khóa học của bạn hay bằng cấp mà bạn đã đạt được
- Vừa mới học xong hay vừa mới hoàn thành và giành được bằng cấp; bạn nộp hồ sơ xin visa loại này không chậm hơn ba tháng sau ngày visa sinh viên của bạn hết hạn hoặc phải nộp trong khi bạn đang có visa/giấy phép tìm việc làm cho người vừa hoàn thành khóa học.
Mức lương tham khảo 1 số ngành nghề phổ biến tại New Zealand
Nguồn: Xem tại đây
Một nghiên cứu gần đây của Bộ Giáo dục New Zealand cho biết, có khoảng 7 trên 10 sinh viên quốc tế tốt nghiệp ở New Zealand tìm kiếm việc làm hoặc dự định học lên cao sau khi tốt nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy, 5 năm sau khi tốt nghiệp, khoảng 30% sinh viên tốt nghiệp nước ngoài vẫn đang làm việc tại New Zealand.
Sinh viên nên lưu ý rằng, theo hệ thống tính điểm sửa đổi dành cho người xin cấp thị thực loại Skilled Migrant, mức độ ưu tiên sẽ dành cho những ai có kinh nghiệm làm việc, có trình độ học vấn cao cấp và nằm trong độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tìm kiếm cơ hội cho mình bằng việc cân nhắc chọn những ngành ưu tiên, gồm có:
Kiến trúc sư |
Bác sĩ |
Luật sư hoặc trạng sư |
Y tá và hộ sanh |
Trị liệu cột sống |
Trị liệu nghề nghiệp |
Kỹ thuật viên nha khoa phòng khám |
Chuyên gia đo thị lực |
Trị liệu nha khoa phòng khám |
Chuyên gia nắn xương |
Vệ sinh nha khóa |
Dược sĩ |
Kĩ thuật viên nha khoa |
Vật lý trị liệu |
Trị liệu nha khoa |
Thợ sửa ống nước, gas,.. |
Nha sĩ |
Chuyên gia bệnh tay chân |
Bác sĩ chuyên khoa ăn uống |
Tâm lý |
Bác sĩ về mắt |
Bất động sản |
Thợ điện |
Khảo sát địa hình |
Kỹ thuật viên dịch vụ điện |
Giáo viên |
Y tá |
Bác sĩ thú y |
Tư vấn di trú |
Kĩ thuật viên |
Thợ cơ khí |
|
- Thủ tục visa đơn giản và nhanh chóng
Chính sách visa du học New Zealand đã có nhiều thay đổi tích cực để tạo điều kiện thuận lợi cho du học sinh thực hiện mơ ước của mình, quy trình tối ưu thời gian duyệt visa, chỉ cần trung bình 2 tuần là các bạn đã được thông báo kết quả.
Thời gian xét duyệt Visa tại New Zealand
Nguồn: Xem tại đây
Ưu điểm của chính sách xét visa này là du học sinh không cần phải trình giấy tờ tài chính khi xin visa (theo chương trình visa ưu tiên SVP); thủ tục đơn giản và thuận lợi, được phép làm thêm ngay cả khi học tiếng Anh, khuyến khích lao động và nhập cư… là những thay đổi tích cực trong chính sách visa New Zealand.
Một ưu điểm nữa là sẽ nhanh có kết quả visa, các trường sẽ xét hồ sơ trước thông qua các đại lý tuyển sinh ( agent ) và các trường sẽ quyết định xem hồ sơ đó có đủ điều kiện xin SVP hay không, nếu các trường đồng ý nhận thì họ sẽ ra thư mời cho học sinh xin visa với lãnh sự quán. Tuy vậy hồ sơ phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Học sinh đáp ứng được các yêu cầu đầu vào của khóa học
- Học sinh có kế hoạch và mục tiêu học tập rõ ràng
- Không cung cấp các giấy tờ giả
- Sức khỏe tốt
- Không có tiền án, tiền sự.
- Có bằng chứng chứng minh được có đủ tiền để trang trải cho suốt quá trình học tập và sinh sống tại New Zealand.
- Khả năng tiếng Anh tốt (không yêu cầu bắt buộc IELTS, học sinh sẽ làm bài test của trường để các trường có thể cấp thư mời).
Một điểm cộng nữa đối với du học New Zealand đó là chính sách visa Pathway- cho phép sinh viên quốc tế theo học 3 khóa học liên tiếp tại New Zealand trong 5 năm mà không cần gia hạn thị thực (visa) du học. Ví dụ, bạn có thể đăng ký 3 khóa học liên tiếp như học tiếng Anh, sau đó đến Đại học và Sau đại học.
+ Ghi danh vào trường nằm trong nhóm 25 trường đã được chấp thuận ưu tiên.
+ Thể hiện bản thân và gia đình có khả năng tài chính tốt, đảm bảo cho việc ăn học trong thời gian tại New Zealand;
+ Đóng các khoản tiền:
+ Các loại giấy tờ chứng minh tài chính khác
- Luật hóa quy chế bảo vệ sinh viên
New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới luật hóa Bộ quy chế Bảo trợ và chăm sóc sinh viên quốc tế. Bộ quy chế nêu rõ các tiêu chuẩn mà các ở trường New Zealand phải tuân theo, bất kể bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường, khi nhà trường có sinh viên quốc tế theo học, cũng như các quyền lợi mà sinh viên quốc tế có thể yêu cầu nhà trường đáp ứng trong suốt thời gian theo học. Quy định này sẽ là cánh tay nối dài để hỗ trợ và bảo vệ các sinh viên quốc tế và New Zealand tự hào là nước dẫn đầu thế giới về sự quan tâm, chăm sóc dành cho sinh viên quốc tế.
Bộ quy chế này được Chính phủ New Zealand kiểm soát rất chặt chẽ. Trong các tình huống khấn cấp như bão, động đất… nhà trường có thể thông tin đến sinh viên, cũng như nắm rõ tình hình của sinh viên để thông báo với gia đình và sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.
Ngoài ra, New Zealand còn có dịch vụ chăm sóc quốc tế toàn diện dành cho tất cả sinh viên quốc tế đến New Zealad. Không những có chất lượng đào tạo đồng đều, mọi trường học của New Zealand đều có những phòng ban quốc tế, hỗ trợ tối đa du học sinh trong đời sống học tập và sinh hoạt. Do đó phụ huynh cũng như học sinh không khó để lựa chọn học trường nào. Cụ thể như các dịch vụ đưa đón tại sân bay dành cho tân sinh viên lần đầu đến New Zealand, hỗ trợ tìm nhà ở, hỗ trợ tài chính, tư vấn y tế, thậm chí… tìm tài liệu học tập.
Nói về chính sách bảo trợ và giúp đỡ nghiên cứu sinh quốc tế, New Zealand luôn là cái tên hấp dẫn. Cụ thể, quốc gia này có một khung học phí chung áp dụng cho tất cả sinh viên trong và ngoài nước. Học phí cho mỗi năm nghiên cứu khá thấp so với các cường quốc giáo dục khác khi chỉ dao động từ 6.500-9000 NZD. Sinh viên có thể tự chi trả khoản học phí này thông qua các công việc toàn thời gian.
Bên cạnh đó, thời gian nghiên cứu bậc Tiến sĩ tại New Zealand chỉ trong vòng 3-4 năm, ngắn hơn nhiều so với những nước khác thường kéo dài đến 5-6 năm. Việc thời gian học hợp lý như vậy sẽ giúp nghiên cứu sinh tiết kiệm được thời gian, tài chính và nhất là chi phí cơ hội.
Ngoài ra, Các chính sách của New Zealand còn hướng đến gia đình của các nghiên cứu sinh. Theo đó, vợ hoặc chồng của nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ được phép làm việc toàn thời gian. Con cái (từ 5 - 18 tuổi) của họ cũng được miễn học phí tại các trường công lập của New Zealand và được hưởng các phúc lợi học đường tương tự như học sinh bản xứ.
New Zealand còn thu hút sinh viên quốc tế bởi cơ chế tuyển sinh công bằng và tập trung vào năng lực thật sự của ứng viên. Số lượng sinh viên quốc tế có nhu cầu học Tiến sĩ ở New Zealand thường rất đông do chi phí hợp lý và nhiều chính sách ưu đãi khác. Điều khó khăn nhất dành cho các ứng viên theo học tiến sĩ tại New Zealand lại là khâu tìm kiếm giáo sư và được giáo sư chấp nhận hướng dẫn nghiên cứu.
Cả 8 trường Đại học NZ đều cung cấp các khóa học Tiến sĩ với đa dạng ngành học như Kinh tế, Kiến trúc và xây dựng, Nông nghiệp, Kinh tế phát triển, Nhân học, Quản trị kinh doanh, Văn hóa xã hội, hoá học, khoa học sinh vật, khoa học trái đất, công nghệ kỹ thuật…
Các ngành đào tạo Tiến sĩ phổ biến tại New Zealand 2016-2017
Nguồn: Xem tại đây
- Quy định mới về định cư theo diện tay nghề
New Zealand chào đón tất cả mọi người với bằng cấp liên quan, kỹ năng và kinh nghiệm có thể đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế New Zealand. Nếu nghề nghiệp của bạn sau quá trình du học phù hợp với các kỹ năng cần thiết trong Danh sách Nhu cầu nghề nghiệp của New Zealand, bạn không nên trì hoãn nhập cư vào New Zealand.
Thể loại nhập cư có tay nghề cao là một loại hình nhập cư phù hợp nhất cung cấp cho các bạn sự tự do để sống và làm việc tại New Zealand vĩnh viễn. Bộ di trú đã chính thức thay đổi một số chính sách đối với diện tay nghề. Dưới đây là bảng tính điểm tay nghề New Zealand mới có hiệu lực từ ngày 28/8/2017:
Các yếu tố |
Điểm |
Làm việc có tay nghề - Skilled Employment |
50 |
Kinh nghiệm làm việc có tay nghề |
|
2 năm |
10 |
4 năm |
20 |
6 năm |
30 |
8 năm |
40 |
10 năm |
50 |
Bằng cấp được công nhận |
40 -70 |
Tuổi |
|
20-29 |
30 |
30-39 |
25 |
40-44 |
20 |
45-49 |
10 |
50-55 |
5 |
Như vậy, ta có thể thấy để định cư New Zealand không hề quá khó khăn. Có được bằng cấp và một công việc tại New Zealand là đã đảm bảo cơ hội định cư cho ứng viên.
Du Học New World Education đại diện tuyển sinh nhiều trường THPT, Cao đẳng, Đại học New Zealand tại Việt Nam. Sinh viên quan tâm đến Chương trình học, học bổng và các chương trình ưu đãi từ các trường tại New Zealand, xin vui lòng đăng ký theo các cách sau, đề được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ liên hệ lại sau khi nhận được thông tin đăng ký từ quý khách.
Ngoài vấn đề lựa chọn chuyên ngành, trường bạn theo học, yếu tố không thể thiếu quyết định tấm vé du học đó là khâu Visa. Chúng tôi, New World Education, với đội ngũ tư vấn và xử lý nhiều năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ tốt nhất để sinh viên có cơ hội sở hữu tấm vé vào New Zealand du học. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tốt nhất công việc chúng tôi đang phụ trách.
Hỗ trợ cam kết từ New World Education:
Công ty New World Education là đại diện tuyển sinh của chúng tôi tại Việt Nam. Họ sẽ giúp đỡ và hỗ trợ bạn các thông tin, thủ tục cần thiết để nhập học vào...
Online: 654 | Tổng lượt truy cập: 33230551
Em biết công ty thông qua buổi Workshop du học. Trong quá trình làm hồ sơ ở trung tâm, thì các ANh chị hỗ trợ Em rất nhiều trong tất cả các vấn đề, thủ tục hồ...